Sao mèo có rận? Rận, hay chấy rận, là loài động vật rất nhỏ, sống ký sinh bằng máu của cơ thể vật chủ. Rận xuất hiện trên cơ thể mèo sẽ khiến chúng bị ngứa dữ dội, nổi mẩn đỏ, sưng tấy, chảy máu rất đau và khó chịu. Vậy rận có nguồn gốc từ đâu? Liệu rận mèo có lây sang người không? Và cách trị rận mèo như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
>> Mời bạn tham khảo thêm các bài viết:
I. Tại sao mèo có rận?
Nguyên nhân chủ yếu khiến mèo bị rận thường xuất phát từ việc tiếp xúc cơ thể với các động vật khác có rận. Nguy cơ lây rận và tái phát rận rất cao nếu mèo nhà bạn thường hay qua lại với các chú mèo hoang sống lang thang, không được vệ sinh cơ thể thường xuyên.
Một khi mèo đã bị rận, bạn có thể áp dụng rất nhiều cách để điều trị rận mà chúng tôi sẽ liệt kê ở phần sau. Tuy nhiên, không phải chỉ dùng thuốc thì mèo sẽ hết rận. Rận mặc dù sống ký sinh, nhưng sau khi hút no máu, chúng sẽ rời bỏ cơ thể của mèo đi tìm nơi yên tĩnh, tối tăm, mát mẻ để tiêu hóa thức ăn, lột xác hay đẻ trứng.
Vậy nên rận có thể bị diệt sạch trên cơ thể mèo, nhưng vẫn còn tồn tại ở môi trường xung quanh như chăn gối mèo nằm, hay các góc tường kín mát mẻ. Chỉ cần mèo không được tắm rửa thường xuyên, khu vực mà mèo sinh hoạt bẩn thỉu ẩm mốc, mèo thả rông hay đi lung tung, thì nguy cơ rận xuất hiện là rất cao.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Công ty TNHH THÚ KIỂNG VIỆT NAM
II. Rận mèo có lây sang người không?
Rận mèo hút máu để tồn tại và sinh sản, vậy nên không có lý do gì mà rận mèo bỏ qua việc hút máu con người. Nhưng may mắn là, mặc dù rận mèo thực sự có cắn người, nhưng máu người không phải là món khoái khẩu của chúng, đồng thời cơ thể con người cũng không phù hợp để rận mèo sinh sản.
Lưu ý rằng, tuy không đẻ trứng trên da người, nhưng rận mèo vẫn hút máu người. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, hãy đảm bảo rằng mèo nhà bạn không có rận mới để chúng chơi với trẻ. Bạn cũng nên để trẻ chơi ở các khu vực sạch sẽ thoáng mát nhằm tránh nguy cơ rận còn ẩn nấp đâu đó trong môi trường xung quanh.
III. Sao mèo có rận? Cách trị rận mèo
Có nhiều cách để trị rận cho mèo, mỗi cách có mức độ hiệu quả khác nhau. Chúng tôi sẽ liệt kê ngay sau đây để các bạn tham khảo:
1. Thuốc trị rận, bọ chét dạng nhỏ vào gáy
Đây là loại thuốc trị rận sử dụng bằng cách nhỏ vào gáy mèo. Ưu điểm của loại thuốc này là rất an toàn, vì mèo không thể liếm được gáy mình nên không sợ vô tình nuốt phải thuốc. Sau 3 – 5 ngày nhỏ thuốc, rận sẽ rụng dần và sau đó hết hẳn.
Loại thuốc này có 2 thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Fronil Spot của Việt Nam và Frontline Plus của Pháp.
2. Thuốc trị rận mèo dạng xịt
Loại thuốc trị rận dạng xịt được dùng bằng cách xịt toàn thân mèo, có hiệu quả sau 1 – 3 ngày. Ưu điểm của loại này là được bán rộng rãi trên thị trường, có nhiều sự lựa chọn với đa dạng giá cả, tuy nhiên nhược điểm là do phải xịt khắp thân nên mèo dễ liếm phải thuốc rất độc hại.
Để hạn chế tối đa chó mèo liếm thuốc, bạn hãy vạch lông mèo ra xịt vào da mèo, đồng thời đeo vòng bảo vệ hình nón hay vòng cổ Elizabeth để ngăn mèo liếm lông. Một số sản phẩm được ưa chuộng của dòng thuốc này bao gồm Frontline của Pháp, Vime-Frondog, Bio Finil của Việt Nam…
3. Dùng sữa tắm tắm trị rận
Thay bằng xịt hay bôi vào da mèo, bạn có thể sử dụng thuốc dùng để tắm, hay còn gọi là sữa tắm trị rận cho mèo. Loại thuốc này chứa thành phần Pyrethrin vừa có tác dụng trị rận vừa có hiệu quả trong phòng tránh rận tái phát. Thuốc sử dụng 1 lần/tuần, nếu rận quá nhiều có thể tăng lên 2 lần/tuần.
Bạn dùng thuốc này tắm cho mèo từ phẩn cổ trở xuống, tránh để thuốc văng vào mặt mèo và dính vào tay mình. Sau một thời gian đảm bảo rận bị tiêu diệt hết, lông mèo hết rụng và mọc dày trở lại. Một ví dụ cho thuốc dạng tắm là Asi-ECOTRAZ 250.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Các bệnh viện phòng khám thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh
4. Sao mèo có rận? Thuốc trị rận dạng tiêm
Đưa mèo đến các phòng khám thú y để tiêm thuốc điều trị rận cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Cách chữa này có lợi ích là nhanh – gọn – lẹ cho người chủ, tuy nhiên lại không hề tốt cho sức khỏe của các em mèo.
Tiêm thuốc trị rận sẽ gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận của mèo do loại thuốc để tiêm thường có chứa Ivermectin – một chất độc thần kinh an toàn khi bôi ngoài da nhưng để lại hậu quả về lâu dài nếu tiêm vào cơ thể.
5. Vòng đeo cổ phòng rận
Trên thị trường hiện nay có bán các sản phẩm vòng đeo cổ có chức năng phòng ngừa rận ở thú cưng. Đây cũng là một biện pháp khá đơn giản giúp mèo tránh được các rắc rối do lũ ve rận gây ra.
Tuy nhiên loại vòng cổ này chỉ có tác dụng phòng chứ không có hiệu quả điều trị rận, và thời hạn sử dụng kéo dài khoảng 4 tháng. Vòng đeo cổ khi mua cần chọn đúng cỡ của thú cưng, không đeo quá lỏng hoặc quá chật, không điều chỉnh vòng đeo bằng cách cắt bớt vòng vì sẽ làm giảm tác dụng của vòng đeo.
Discussion about this post