Nuôi Chó Mẹ! Sinh nở là một hành trình đầy đau đớn mà chó mẹ phải trải qua để được chào đón đàn cún con ra đời. Sau khi vượt cạn thành công, chó mẹ cần tiếp tục được chăm sóc chu đáo mới đảm bảo nguồn sữa dồi dào nuôi con, còn chó con cũng cần đến chế độ chăm sóc đặc biệt để mạnh khỏe và phát triển. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết đề cập đến cách nuôi chó con mới đẻ và các loại thức ăn lợi sữa dành cho chó mẹ được chúng tôi trình bày ngay sau đây.
>> Các bài viết người nuôi chó con Nên Đọc:
I. Nuôi Chó Mẹ! Cách chăm sóc chó con mới đẻ
1. Vệ sinh ổ đẻ
Sau khi sinh, chó mẹ sẽ dành phần lớn thời gian nằm nghỉ ngơi ở ổ đẻ cùng với đàn chó con chưa mở mắt, chỉ trừ những lúc chúng đi vệ sinh hoặc ăn uống. Vì thế, giữ vệ sinh khu vực ổ đẻ là điều rất quan trọng để tránh chó con bị nhiễm khuẩn.
Bạn cần thay giấy báo hoặc khăn lót ổ thường xuyên, và nên tranh thủ thực hiện việc này khi chó mẹ không nằm trong ổ để không gây phiền phức cho chó mẹ. Tuy nhiên, bạn không nên lót quá nhiều lớp vải trong ổ sẽ khiến chó con chui rúc mất phương hướng không ra bú mẹ được.
2. Vệ sinh cơ thể
Nếu bạn quan sát thấy cơ thể chó con vẫn còn nhớt hoặc bẩn do nước ối sót lại sau sinh, hãy dùng nước ấm và khăn mềm lau sạch rồi lau khô lại một lượt để chó con vừa sạch sẽ, lại không bị nhiễm lạnh.
Những ngày đầu sau khi chó con mới ra đời, phần cuống rốn còn lưu lại trên bụng chó con sẽ dần khô lại, teo nhỏ và rụng đi. Bạn không cần phải cắt cuống rốn quá sớm, đồng thời không nên đụng vào rốn vì có thể sẽ khiến chó con bị xuất huyết và chảy máu. Ngoài ra, bạn cũng không nhất thiết phải bôi thuốc chống nhiễm trùng vào rốn của chó con, chỉ cần giữ vệ sinh ổ đẻ tốt thì phần rốn sẽ không nhiễm trùng.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Bị chó cắn phải làm sao? Cách xử lý, sơ cứu khi bị chó cắn
3. Điều chỉnh nhiệt độ ổ đẻ
Chó con mới sinh thường nằm túm tụm xung quanh chó mẹ, vừa để tạo sự gắn kết giữa mẹ và con, vừa để được sưởi ấm do cơ thể non nớt của chúng chưa tự điều hòa thân nhiệt. Khi không có chó mẹ ở gần hoặc chó mẹ sinh vào mùa lạnh giá, bạn cần lắp đặt các thiết bị sưởi ấm cho chó con như đệm làm ấm đặt dưới ổ đẻ, đèn sưởi (40W) hoặc điều hòa nhiệt độ.
Nhiệt độ khu vực ổ đẻ phù hợp cho chó con là khoảng 26 – 270C và độ ẩm dưới 80%. Để tiện theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, hãy lắp đặt thêm cả nhiệt kế kiểm tra.
Bạn có thể kiểm tra thân nhiệt của chó con thông qua quan sát và cảm giác. Nếu nhiệt độ thích hợp, chó con sẽ nằm tản đều, ngủ tốt. Nếu ổ đẻ quá nóng, chúng bò phân tán đi khắp nơi, cựa quậy nhiều, ngủ không yên giấc, tai và lưỡi của chúng đều ửng đỏ. Còn nếu ổ quá lạnh, chó con sẽ co ro vào nhau, khi sờ vào thân chúng sẽ có cảm giác mát tay.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách Nuôi Chó Con Từ Khi Mới Đẻ, Chưa Mở Mắt đến 1 và 2 Tháng Tuổi
4. Tập cho chó con bú sữa mẹ
Chó con mới sinh chưa mở mắt cũng như chưa thể bước đi, cho nên chúng phải dò dầm xung quanh đến khi tìm được vú mẹ thì mới bú được sữa. Vậy nên bạn cần tập cho chó con cách tìm vú mẹ và cách bú sữa.
Có một số cách như sau:
- Bế chó con lên và đặt miệng chúng đúng vào núm vú của chó mẹ
- Dùng một ngón tay đưa nhẹ nhàng vào miệng chó con, sau đó đặt miệng chúng vào núm vú của chó mẹ rồi dần dần rút ngón tay ra.
- Vắt vài giọt sữa từ đầu vú của chó mẹ rồi để chó con ngửi thấy mùi sữa, chúng sẽ tự động tìm đúng đến núm vú để bú sữa
Bạn nhớ lưu ý rửa tay thật sạch trước khi bế hoặc tập cho chó con bú. Ngoài ra, hãy đảm bảo chó con bú mẹ vài tiếng một lần, mỗi lần kéo dài 2 – 4 tiếng. Bạn nên dùng cân điện tử để giám sát cân nặng của chó con, nếu phát hiện chú cún nào bị nhẹ cân thiếu dinh dưỡng thì cần để chúng ăn nhiều sữa mẹ hơn.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Chó bị sốc nhiệt phải làm sao? Cách phòng chống sốc nhiệt ở chó
II. Nuôi Chó Mẹ! Nên cho chó mẹ ăn gì để có nhiều sữa?
1. Thành phần dinh dưỡng
Sau khi sinh nở, nhu cầu dinh dưỡng của chó mẹ sẽ tăng cao thì mới đủ sản xuất sữa cho đàn cún con. Không chỉ khẩu phần ăn của chó mẹ lúc này có thể tăng lên gấp đôi, mà thành phần các chất dinh dưỡng cũng cần điều chỉnh thích hợp.
– Chất đạm có trong trứng gà, các loại thịt đỏ như thịt gà, thịt lợn, thịt bò hay thịt vịt sẽ là thành phần thiết yếu trong thức ăn của chó mẹ sau sinh.
– Chất béo: Thành phần quan trọng thứ hai là chất béo, chiếm 15% khẩu phần, thường có trong phô mai, trứng hoặc mỡ cá.
– Tinh bột: Đừng quên cho chó mẹ ăn một ít cơm hoặc cháo để lấy tinh bột chuyển hóa năng lượng, tuy nhiên không cần cho ăn nhiều.
– Chất xơ vẫn cần thiết cho hệ tiêu hóa của chó mẹ, bạn có thể cho chó mẹ ăn các loại rau xanh, tránh các loại đậu, các loại củ và ngũ cốc khiến chó mẹ bị no bụng mà lại ít chất dinh dưỡng.
– Canxi có tác dụng phát triển khung xương của chó con nên rất cần trong khẩu phần ăn của chó mẹ. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như trứng, phô mai, cải xoăn, các loại rau có lá xanh thẫm…
– Nước rất cần cho chó mẹ trong quá trình sản xuất sữa. Ngoài nước sạch hằng ngày, bạn có thể cho chó mẹ uống thêm sữa hoặc nước hầm xương.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Mang thai giả ở chó là gì? Dấu hiệu nhận biết mang thai giả ở chó
2. Nuôi Chó Mẹ! Thức ăn cho chó mẹ
Việc bổ sung dinh dưỡng cho chó mẹ cần thực hiện từ khi mang thai, để cơ thể tích lũy đủ dinh dưỡng và tạo sữa sau khi sinh. Để bổ sung đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, bạn nên cho ăn thêm NutriPet for Dogs, cung cấp đầy đủ, canxi, phốt pho và các loại vitamin quan trọng. Xem thông tin tại đây – https://petitvietnam.com/san-pham/nutripet-for-dogs/
Còn sau khi sinh, bạn vẫn có thể cho ăn như giai đoạn cuối thời kỳ mang mang thai, nhưng cần bổ sung thêm đạm, vitamin và đặc biệt là canxi. Đơn giản nhất, bạn chỉ cần trộn 1 đến 2 thìa gia vị dinh dưỡng PetMum vào khẩu phần ăn hàng ngày của chó mẹ, vừa có tác dụng kích sữa, vừa đảm bảo cung cấp đủ canxi, vitamin cho cả chó mẹ và chó con. Có thể tham khảo tại đây – https://petitvietnam.com/san-pham/petmum-for-dogs/
Tuyệt đối không cho chó mẹ uống sữa tươi, sữa đặc, sữa bột của bà bầu hay sữa bột của trẻ em vì các sản phẩm này chứa lactose dễ gây tiêu chảy hoặc chứa lượng đường cao dễ gây béo phì và dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
Discussion about this post