Huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ! Mèo là thú cưng nhỏ xinh được nuôi rất phổ biến trong các hộ gia đình nhờ sự mềm mại, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, dễ thương của mình. Tuy nhiên với không ít người nuôi mèo, việc dạy cho mèo cách đi vệ sinh đúng chỗ là một chuyện không hề dễ, và nếu không chú ý tới vấn đề này ngay từ khi mèo còn nhỏ chúng ta sẽ phải “xử lí hậu họa” do mèo gây tra, rất vất vả. Chính vì vậy, với những ai đang và sẽ nuôi mèo cần bỏ túi cho mình những phương pháp sau để dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ.
>> Mời bạn tham khảo thêm các bài viết:
I. Những Vật Dụng Cần Cho Huấn Luyện Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ
Để hình thành thói quen cho mèo đi vệ sinh đúng nơi quy định trong gia đình, trước khi đón mèo về nhà, bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:
1. Khay/thùng đi vệ sinh
Khay vệ sinh có thể được làm từ thùng nhựa, thùng xốp hoặc thùng các – tông dùng để đựng cát vệ sinh cho mèo. Đối với mèo con, bạn nên làm những khay cao tầm 10cm để mèo có thể leo vào bên trong. Mặt khác chiều rộng và chiều ngang của chậu phải lớn hơn kích thước của cơ thể mèo khi chúng lớn lên, giúp mèo có thể di chuyển thoải mái trong khay.
2. Cát vệ sinh cho mèo
Là thứ không thể thiếu để cho mèo đi vệ sinh. Với mèo con, bạn chỉ cần đổ cát dày từ 3 – 4cm, sau khi mèo trưởng thành bạn có thể cho nhiều hơn. Đặc biệt, khi lựa chọn cát vệ sinh, bạn nên chọn những loại cát không có mùi thơm, hoặc nếu có thì nên tránh hương cam, chanh, bưởi vì mèo rất kị mùi tinh dầu của những loại quả này.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách nuôi, Chăm sóc và Thức ăn cho mèo con từ 1 tháng đến 2 tháng tuổi
3. Dụng cụ hốt phân mèo
Để loại bỏ phần phân mèo có trong cát vệ sinh.
II. Cách Huấn Luyện Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ
Bước 1: Tạo khu vực vệ sinh cố định cho mèo.
Sau khi đưa mèo con về nhà, bạn nên nhốt mèo cố định tại một khu vực cụ thể để mèo làm quen với không gian từ 2 – 3 ngày. Khu vực này trước tiên phải sạch sẽ và tốt nhất nên nằm ở trong góc khuất vì mèo thường thích đi vệ sinh ở nơi vắng người.
Tại vị trí nhốt mèo, bạn đặt một bát để đựng thức ăn, một bát đựng nước cho mèo uống. Bên cạnh đó, bạn đặt khay vệ sinh (có cát vệ sinh) vào góc tường. Mèo có thói quen giữ cho không gian ăn, ngủ của mình sạch sẽ, đồng thời luôn duy trì thói quen dấu phân của mình đi (thường vùi trong tro, đất) nên chúng sẽ tự động chui vào trong khay vệ sinh để giải quyết nhu cầu.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Biểu hiện mèo sắp đẻ. Mèo vỡ ỗi bao lâu thì đẻ? Cách đỡ đẻ cho mèo
Bước 2. Định hình thói quen đi vệ sinh trong khay cát
Vì mèo làm quen với không gian mới rất nhanh, sau 2 – 3 ngày bạn sẽ phải thả mèo để chúng hoạt động tự do. Trong những ngày này, bạn cần theo sát mèo, lúc nào chúng ngủ dậy, ăn xong hoặc khi thấy chúng ngồi xổm bạn phải ngay lập tức bế mèo đến khay vệ sinh. Chỉ sau vài lần như thế chúng sẽ thích nghi dần với việc đi vệ sinh trong khay.
Bước 3. Cách li mèo khỏi những góc khuất khác trong nhà
Mèo thích những góc khuất và vắng nên khi được thả ra, lúc vắng chủ, chúng có thể tìm tới những vị trí khác để đi vệ sinh lung tung. Để tránh việc này, bạn có thể đặt long não, bả cà phê hoặc vỏ cam, chanh hay bưởi vào các góc mà mèo có thể tìm tới. Vì mèo rất ghét những mùi này nên chúng sẽ không bao giờ đến gần, buộc phải quay trở lại nơi có khay vệ sinh.
Bước 4. Đảm bảo vệ sinh khay vệ sinh của mèo
Hằng ngày bạn cần kiểm tra khay vệ sinh, nếu có phân thì bạn dùng xẻng hốt phân xúc đổ đi để tránh mùi hôi từ chất thải của mèo và cũng để mèo không khó chịu trong lần vệ sinh tiếp theo.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách nuôi mèo con mới đẻ. Nên cho mèo mẹ ăn gì để có nhiều sữa?
III. Cách Huấn Luyện Mèo Đi Vệ Sinh Trong Bồn Cầu
Nếu bạn ngại việc thu dọn phân trong khay vệ sinh, bạn có thể hướng dẫn mèo đi vệ sinh trong bồn cầu. Việc dạy mèo đi vệ sinh trong bồn cầu phức tạp hơn nhiều so với đi vào khay, nhưng nếu kiên trì bạn hoàn toàn có thể làm được. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1
Bạn đặt khay cát có hình dạng và kích thước tương tự như bồn cầu vệ sinh ngay trong nhà vệ sinh.
Bước 2
Sau khi mèo quen dần việc đi vệ sinh trong khay cát, bạn xích khay cát lại gần bồn cầu chính. Theo suốt quá trình lớn lên của mèo, bạn nâng dần độ cao của khay cát lên cho đến khi cao bằng bồn cầu. Theo thói quen mèo sẽ nhảy lên và đi vệ sinh như bình thường.
Bước 3
Khi mèo đã dần quen, bạn lấy dần cát ra khỏi khay, khoét 1 lỗ nhỏ ở giữa khay giống như bồn cầu trong thực tế. Mèo theo thói quen cũng sẽ nhảy lên và đi vệ sinh vào đó. Tuy nhiên, trong quá trình lấy cát ra ngoài dần dần mèo sẽ không nhảy xuống giữa khay nữa mà sẽ đứng ở trên thành khay. Chính lúc này sẽ giúp mèo định hình tư thế đứng trên bồn cầu để tránh việc chúng bị rơi xuống khi sử dụng bồn cầu thực tế.
Đây là bước quan trong và khó khăn nhất trong quá trình dạy mèo đi vệ sinh trong bồn cầu nên bạn cần kiên trì và chú ý nhiều hơn để định hình thói quen cho mèo.
Bước 4
Sau khi đã định hình đúng vị trí đứng trên bồn cầu bạn bỏ khay vệ sinh đi, mèo sẽ tự động dùng bồn cầu và đi vệ sinh vào đó mà không lo bị rơi xuống.
Để dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ rất khó và vất vả nên cần kiên trì tập cho mèo hàng ngày và trong thời gian dài. Thời gian mèo chưa biết đi vệ sinh đúng chỗ, thì để giảm mùi hôi chua của phân mèo trong nhà, bạn có thể cho ăn OrgaPush, trộn với thức ăn hàng ngày, sẽ giảm được rất nhiều mùi đó.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách chăm sóc mèo mang thai. Thức ăn tốt nhất cho mèo mang thai
Discussion about this post