Chó bị sốt phải làm sao? Trước tiên để giải quyết vấn đề này, bạn cần đo thân nhiệt cho cún xem bé đang sốt nặng hay nhẹ, sau đó mới áp dụng các phương pháp hạ sốt hiệu quả. Tìm hiểu ngay cách hạ sốt cho chó hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây!
1. Dấu hiệu chó bị sốt là gì?
Cũng như các loài động vật khác, việc cún cưng bị sốt trong quá trình nuôi là điều hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lúc này ở cún có thể phát ra những dấu hiệu rất rõ rệt để có thể nhận biết như:
- Cún có thân nhiệt cao bất thường, sờ vào có cảm giác nóng ran.
- Tiếng thở nặng nề, khò khè hơn so với bình thường. Nhịp thở gấp gáp, mệt mỏi.
- Cơ thể uể oải, đờ đẫn, toàn thân run rẩy từng đợt. Đi đứng loạng choạng, không vững, mất kiểm soát.
- Cún không còn hoạt bát, nhanh nhẹn như hàng ngày mà thường xuyên nằm lì một chỗ, chán ăn, bỏ bữa. Khi gọi thường không có phản ứng hoặc nếu phản ứng lại cũng rất chậm chạp.
- Mũi sưng, mắt đỏ, chảy nhiều nước mũi, ho và hắt hơi thường xuyên.
- Đôi khi có thể xuất hiện tình trạng nôn mửa, tiêu chảy kèm máu.
- Tai rủ xuống, cơ thể gầy yếu, lông nhem nhuốc không mượt.
2. Chó bị sốt phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả tại nhà
Nếu không muốn cún nhà bạn gặp các tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là dẫn đến tử vong, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở cún, bạn nên tiến hành các cách trị chó bị sốt tại nhà khá đơn giản và hữu ích như sau:
2.1. Hướng dẫn cách đo thân nhiệt cho chó
Đây là việc đầu tiên cần làm giúp bạn có thể xác định một cách chính xác liệu cún cưng nhà mình có đang bị sốt hay không? Tình trạng nặng hay nhẹ để có những phương án điều trị phù hợp.
Theo đó, có hai cách để đo thân nhiệt chính xác cho chó được khuyên dùng đó là đo nhiệt độ trực tràng hoặc đo nhiệt độ thông qua tai chó.
- Đối với đo nhiệt độ trực tràng: Trước tiên, hãy bôi trơn hậu môn cún bằng một chút dầu, sau đó nhẹ nhàng đưa nhiệt kế đo trực tràng dành cho chó thông qua hậu môn một khoảng bằng một inch (2.54 cm), đợi một lúc rồi lấy ra xem kết quả là được.
- Đối với đo nhiệt độ qua tai: Dùng nhiệt kế kỹ thuật số được thiết kế chuyên dụng dành cho cún cưng đặt vào ống tai theo vị trí nằm ngang. Thông qua cơ chế đo các sóng nhiệt hồng ngoại được phát ra, nhiệt độ cơ thể cún sẽ được hiển thị một cách nhanh chóng, chính xác.
2.2. Cách hạ sốt cho chó tại nhà
Chó bị sốt phải làm sao? Sau khi đã xác định được thân nhiệt chính xác của cún, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ có những cách điều trị khác nhau như sau:
Trường hợp chó bị sốt nhẹ:
Việc điều trị nên chú trọng vào việc bổ sung dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng giúp chó chống chọi lại với bệnh tật đồng thời hồi phục sức khỏe mau chóng hơn. Cụ thể:
- Bổ sung dinh dưỡng cho cún: nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B,C và các thức ăn dạng mềm giúp cún tiêu hoá dễ dàng hơn cũng như nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, đồ ăn và nước uống dành cho cún cũng phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ và nấu chín.
- Cho cún uống nước ép lá tía tô mỗi ngày: để tăng khả năng kháng viêm, giảm sưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ sự chỉ dẫn của các bác sĩ thú y nếu thấy chó có hiện tượng thở khò khè hoặc chảy nước mũi quá nhiều.
- Vệ sinh nơi ở cho cún: cuối cùng là vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng trại để đảm bảo môi trường sinh hoạt sạch khuẩn và tránh tình trạng lây lan cho các chú cún khác.
Trường hợp chó bị sốt nặng:
Trường hợp này thường xuất hiện các triệu chứng khá rõ rệt như: nhiệt độ cơ thể cún tăng cao một cách bất thường, cún xuất hiện những biến chứng lạ và trở nặng. Lúc này, bạn cần thực hiện xử trí như sau:
- Đưa cún ngay đến các phòng khám, bệnh viện thú ý để được chẩn đoán và khám chữa kịp thời.
- Tiêm phòng đầy đủ cho cún cưng và thường xuyên khử trùng, dọn dẹp khu vực chuồng trại để phòng ngừa cún tránh bị tái nhiễm sau này.
2.3. Hướng dẫn chăm sóc chó bị sốt tại nhà
Theo các chuyên gia, việc chăm sóc cho chó khi bị sốt tại nhà nên được thực hiện như sau:
- Giảm thân nhiệt cho cún bằng khăn ướt: Dùng khăn ướt hoặc vải xoa nước ấm vào khu vực bàn chân và tai cún để giúp cún giảm nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng.
- Bổ sung nước cho cún: Bổ sung nước thường xuyên cho cún để cún không bị mất nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp bổ sung thêm nước đường hoặc nước gừng ấm cho cún yêu giúp cún cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng: ăn chín uống sôi đồng thời ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm và thức ăn mềm, nhạt như: cháo loãng, súp gà,…để tránh gây kích thích cho hệ tiêu hoá, khiến cún dễ bị buồn nôn và chán ăn hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi nghỉ ngơi cho cún: Để cún nghỉ ngơi tại các khu vực thông thoáng nhưng cũng cần đảm bảo sạch sẽ, ấm áp giúp cún không bị bí bách cũng như khiến tình trạng cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Tránh để cún vận động, chạy nhảy nhiều trong thời gian này.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe cho cún: Dành nhiều thời gian cho việc quan tâm, chăm sóc cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe của cún một cách sát sao để có những xử lý kịp thời, nhanh chóng nhất khi cún xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
- Bổ sung men tiêu hóa nếu chó bị sốt nặng: Trong trường hợp cún xuất hiện nôn mửa nhiều, có thể bổ sung thêm men tiêu hoá giúp cún ổn định đường tiêu hoá tốt hơn và tránh gây mất nước.
- Vệ sinh, khử khuẩn chỗ ở cho cún sau khi bé khỏi bệnh: Ngoài ra, khu vực sinh hoạt, nghỉ ngơi của cún cũng cần phải được vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên để hạn chế sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút khiến cún dễ bị nhiễm bệnh trở lại.
3. Cần lưu ý gì khi chăm sóc chó bị sốt tại nhà?
Trên đây là những việc khuyến khích nên làm dành cho câu hỏi chó bị sốt phải làm sao? Ngoài ra, trong việc chăm sóc cho chó bị sốt ngay tại nhà, để giúp cún không gặp những biến chứng nguy hiểm, bạn cũng nên đặc biệt lưu ý những điều quan trọng như sau:
- Cần tìm cách hạ sốt cho cún nhanh chóng hoặc đưa ngay cún đến các phòng khám, bệnh viện thú y khi thân nhiệt của cún lên đến 42 độ C.
- Đây là thân nhiệt rất cao khiến cún có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như co giật, mất ý thức hoặc thậm chí là tử vong nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách.
- Nếu cún xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy liên tục, cần hạn chế lại ngay việc bổ sung thức ăn cho cún, hoặc nếu có thể hãy ngừng việc cho cún ăn lại và liên hệ ngay với các bác sĩ thú y để có phương án điều trị thích hợp.
- Đừng cố gắng cho cún ăn nhiều bởi việc nạp càng nhiều thức ăn trong lúc này sẽ khiến cún càng bị nôn và mất sức, mất nước nhiều hơn, gây mệt mỏi, uể oải.
4. Nguyên nhân khiến chó bị sốt là gì?
Thực chất, việc chó bị sốt có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân như sau:
- Chó bị sốt do nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể hoặc nhiễm trùng do vết thương, áp xe, vi khuẩn,…, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ tăng cao nhằm phản ứng lại với các tác nhân gây hại. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt rất phổ biến ở các loài động vật, bao gồm cả chó.
- Chó bị sốt do nhiễm độc: Không chỉ nhiễm trùng, việc chó ăn vô tình tiếp xúc hoặc ăn nhầm phải các loại chất độc hại cũng có thể khiến cún bị sốt cao. Lý do là vì chất độc khi vào cơ thể sẽ lan truyền khắp các bộ phận khiến các cơ quan bị vô hiệu hoá hoạt động và gây ra hiện tượng sốt.
- Chó bị sốt do tiêm vacxin:
- Khi tiêm vacxin, hệ miễn dịch trên cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng nhiệt. Điều này là cơ chế hết sức bình thường của cơ thể và không có gì gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt sau khi tiêm vacxin kéo dài hơn 2 ngày thì bạn nên lưu ý và theo dõi tình trạng sức khỏe của cún cưng một cách sát sao hơn.
- Chó bị sốt sữa:
- Đây là tình trạng không hiếm gặp đối với rất nhiều chó mẹ sau thời kỳ sinh sản. Nguyên của tình trạng này là do lượng canxi ở cơ thể chó mẹ bị thiếu hụt một cách đột ngột khi cho con bú.
- Từ đó gây ra những rối loạn hoạt động ở hệ thần kinh trung ương khiến việc điều hòa thân nhiệt và hô hấp ở cún bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến sốt.
- Chó bị sốt không rõ nguồn gốc:
- Hiện tượng này trong y tế thường gọi là FUO (fever of unknown origin). Khi cún bị FUO thường rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra cơn sốt.
- Nhưng phần lớn các chuyên gia đều đồng tình rằng, tình trạng này có thể liên quan đến các rối loạn trong hệ thống miễn dịch, rối loạn tuần hoàn máu hay tuỷ xương.
- Hoặc nguy hiểm hơn đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lý ung thư.
Khi xác định được những nguyên nhân cụ thể gây ra cơn sốt cho cún cưng, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
5. Cách phòng chống bệnh sốt ở chó
Các cách phòng chống bệnh sốt ở chó khá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà đó là:
- Tránh cho chó tiếp xúc các chất độc hại: Hạn chế tối đa việc cho cún tiếp xúc với các nguồn lây bệnh và các nguồn hoá chất độc hại như sơn nhà, chất tẩy rửa, thuốc chuột, thuốc trừ sâu,…
- Đảm bảo nơi nghỉ ngơi của cún: phải luôn thoáng mát, sạch sẽ và ấm áp. Tuyệt đối không cho chó nằm nghỉ ở những nơi có nhiệt độ lạnh và thấp.
- Chú ý khi tắm cho chó:
- Khi tắm rửa cho cún cần chú ý thực hiện trong những không gian kín, tránh có gió lùa để cún không bị cám.
- Đồng thời, khi tắm xong cũng nên lưu ý lau và sấy khô cho cún ngay để cún hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng tại những khu vực nhạy cảm.
- Rèn luyệt sức khỏe cho chó: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý kết hợp việc tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức sức khoẻ và hạn chế bệnh tật cho cún cưng.
- Tiêm vacxin đầy đủ: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ và khám bệnh định kỳ thường xuyên cho cún cưng.
Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc chó bị sốt phải làm sao cũng như hướng dẫn chi tiết các cách điều trị hạ sốt và chăm sóc cho cún cưng hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng bài viết trên của Kimipet mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.
Discussion about this post