Sốc nhiệt ở chó là một trong những hiện tượng xảy ra khá phổ biến, biểu hiện đặc trưng là chính là nhiệt độ cơ thể chó tăng lên đến trên 40oC kèm theo các biểu hiện rối loạn chức năng. Do cơ thể chó có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và giải phóng nhiệt rất kém nên chỉ cần nhiệt độ môi trường tăng cao thì chúng sẽ dễ bị sốc nhiệt. Vậy phải làm sao khi chó bị sốc nhiệt phải làm sao? Làm thế nào để phòng chống sốc nhiệt cho chó, bạn hãy cùng tham khảo những thông tin của Thú Kiểng dưới đây.
>> Bài Viết Nên Đọc:
I. Nguyên nhân khiến chó bị sốc nhiệt?
Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết vào mùa hè thường rất nóng, và đây cũng là quãng thời gian cún cưng của bạn dễ bị sốc nhiệt nhất. Chó chỉ giải phóng nhiệt được qua hai con đường, là lưỡi và 4 gan bàn chân. Khi nhiệt độ tăng, chó hấp thu lượng nhiệt lớn nhưng không giải phóng kịp nhiệt ra ngoài dẫn đến sốc nhiệt.
Lúc chó bị kẹt ở ngoài trời nắng quá lâu mà không có bóng râm để che, khi chúng ở trong phòng điều hòa ở nhà và ra ngoài theo chủ, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời với trong nhà sẽ khiến cún bị sốc nhiệt. Vận động quá sức trong thời tiết ấm nóng cũng khiến chúng bị sốc nhiệt vì nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Hoặc khi bạn để chúng lại trong xe ô-tô, kể cả trời mùa đông cũng sẽ khiến chúng bị sốc vì nhiệt độ trong xe khi không hoạt động lên đến 60oC….
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Mang thai giả ở chó là gì? Dấu hiệu nhận biết mang thai giả ở chó
II. Dấu hiệu nhận biết chó bị sốc nhiệt
Khi chó bị sốc nhiệt, sẽ rất dễ dàng để nhận biết với những biểu hiện cụ thể như:
- Khó thở hoặc thở gấp, thở lớn và nhanh hơn bình thường.
- Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt, tiết nhiều nước bọt,…
- Nhịp tim tăng, nôn mửa hoặc mắt lờ đờ,…
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách nuôi chó con mất mẹ. Sữa và thức ăn cho chó con mất mẹ
III. Cách xử lý khi chó bị sốc nhiệt?
Ngay khi thấy chó có những triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đưa chó vào bóng râm, nơi mát mẻ và cho chó uống nước giải HERBAL để giải nhiệt khẩn cấp. Xem hướng dẫn tại đây – https://petitvietnam.com/san-pham/nuoc-giai-nhiet-herbal/.
Nếu không có sẵn nước Herbal cần nhanh chóng làm theo các bước sau:
Bước 1. Đưa ngay chó đến nơi có bóng râm hoặc phòng điều hòa.
Bước 2. Cho chó uống nước ngay lập tức, nên pha thêm đường glucozo.
Bước 3. Hạ nhiệt khẩn cấp cho chó bằng cách: đổ nước mát vào đầu và thân chúng; dùng khăn ướt phủ lên đầu hoặc thả luôn chúng vào bồn tắm. Và nước phải luôn trong nhiệt độ thường, không được dùng nước quá lạnh hoặc nước đá vì sẽ gây hạ thân nhiệt đột ngột.
Bước 4. Đưa chúng đến trước máy quạt, dùng tay làm tơi lông của chúng để tăng quá trình lưu thông khí, để gió từ quạt tiếp xúc trực tiếp với da của chó sẽ làm mát bề mặt da, đẩy nhanh quá trình thoát nhiệt ra ngoài. Có thể dùng cồn lau gan bàn chân để kích thích sự thoát nhiệt ra ngoài.
Bước 5. Đưa chúng đến phòng khám thú y để kiểm tra. Sau khi làm mát cho chú chó, tùy mức độ sốc nhiệt (nhẹ: khó thở, nặng: xỉu) thì nên đưa ngay chúng đến cơ sở thú y để khám và chắc chắn cún cưng của mình sẽ trở lại hoàn toàn bình thường.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách làm chuồng chó bằng gỗ. Hướng dẫn tự làm nhà cho chó
II. Cách phòng chống sốc nhiệt ở chó
Đối với con người, nhiệt được giải phóng qua tuyến mồ hôi hoặc các phương tiện làm mát như quạt, điều hòa,…còn chó thì không, chúng chỉ có thể thở dốc để giải phóng nhiệt. Cho nên bạn tuyệt đối không nên để thú cưng của mình trong môi trường có nhiệt độ cao đã đề cập ở trên. Ngoài ra cần tránh cho chúng hoạt động vào những khung giờ nóng nhất trong ngày.
Trong những ngày nắng nóng trên 35 độ, bạn nên cho chó uống đều đặn một bát nước giải nhiệt Herbal, hoặc cho uống trước khi chạy nhảy, vận động mạnh để bổ sung vitamin, muối khoáng giúp giải nhiệt nhanh, phòng tránh sốc nhiệt.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Bị chó cắn phải làm sao? Cách xử lý, sơ cứu khi bị chó cắn
Dưới đây là một vài hướng dẫn cụ thể giúp bạn phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả hơn cho chú chó nhà mình:
1. Chỉ cho chó đi dạo sau 6 giờ tối, khi mà các đường bê-tông đã thoát hết lượng nhiệt chúng đã hấp thu ban ngày. Không nên cho chó đi dạo trước 6h tối vì lúc này mặt đường còn rất nóng, do chúng ta đi giày dép nên không cảm nhận được.
Còn với chó, đôi chân của chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, chúng sẽ thu nhiệt từ mặt đường vào cơ thể qua gan bàn chân, làm cơ thể chúng nóng lên, nếu lượng o-xi trong không khí không đủ để chúng hít thở, có thể gây đột quỵ.
2. Không để chó lại trong xe ô tô khi ô tô không hoạt động, dù cho cửa xe được hạ xuống.
3. Mùa hè, nên cho cún cưng của bạn uống nước pha đường glucozo và orezol để bù nước, tăng khả năng điện giải và sức đề kháng.
4. Khi đi biển bạn không nên mang chó đi theo. Bởi lẽ cát tỏa nhiệt, nếu chó đi trên cát, nhiệt độ cơ thể tăng, lao xuống nước tắm hoặc từ dưới nước lên sẽ khiến chó bị cảm hoặc khó thở.
5. Khi chuẩn bị đưa cún ra ngoài hoặc từ ngoài trời vào nhà, bạn nên dành 15 phút tắt điều hòa hoặc khởi động điều hòa để cún làm quen với sự thay đổi của nhiệt độ.
6. Với những chú chó có lông ở gan bàn chân, nên dùng kéo cắt tỉa sạch lông để giúp chúng thoát nhiệt tốt hơn.
Discussion about this post