Muốn có những chú Poodle con xinh xắn, dễ thương, khoẻ mạnh thì cách chăm chó Poodle mới đẻ đặc biệt quan trọng. Nó đòi hỏi các bạn phải am hiểu, có kiến thức, có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều người mới nuôi thú cưng lần đầu tỏ ra lúng túng không biết làm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này trong bài viết dưới đây!
1. Cách chăm chó Poodle mới đẻ tại nhà
Công việc này rõ ràng không đơn giản với những người thiếu kinh nghiệm. Nó đòi hỏi bạn phải có: Sự kiên nhẫn, sự tận tâm, tình yêu thương để luôn sát cánh cùng chó mẹ từ thời điểm sinh cho đến khi sức khoẻ được phục hồi. Cách nuôi chó poodle mới sinh cần tuân thủ các bước sau:
1.1. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho Poodle mới đẻ
Cũng giống như trẻ nhỏ, Poodle con khi mới sinh cần bú sữa mẹ. Đó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cơ bản cho Cún con phát triển. Vì thế, khẩu phần ăn của chó mẹ cần chứa nhiều canxi và protein. Nếu thức ăn của Poodle mẹ đủ hàm lượng dinh dưỡng thì sữa sẽ nhiều và chất lượng. Như thế, các chú chó con sẽ đủ sữa bú mỗi ngày.
Chuyên gia Master Thùy Linh Nguyễn chia sẻ, Poodle sau sinh cần lượng thức ăn nhiều hơn so với thường ngày 4 lần. Tốt nhất, các bạn nên cho nó tự ăn theo sở thích, không nên ép nó ăn khi bản thân không muốn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu chủ ép Poodle mẹ ăn sẽ khiến nó sợ hãi, chán ăn, ghét con, thậm chí trầm cảm.
Kinh nghiệm, trong 1 hoặc 2 ngày đầu chó mẹ sẽ ăn rất ít nên bạn hãy cho nó uống nhiều hơn. Nếu có thể nên hầm nước xương để bổ sung dinh dưỡng cho Poodle mẹ.
1.2. Không trộn thực phẩm bổ sung canxi cùng thức ăn của Poodle mẹ
Cách chăm chó Poodle mới đẻ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ thú y. Bạn không được tự ý trộn thức ăn của chó mẹ với thực phẩm bổ sung canxi khi chưa được cho phép. Hành động này sẽ dẫn sốt sữa ở chó mẹ do dung nạp quá nhiều canxi vào cơ thể trong thời gian ngắn.
Khi sốt sữa, cơ bắp của Poodle mẹ sẽ căng cứng, toàn thân run rẩy, co giật. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong 2 tuần đầu sau sinh, lượng canxi trong máu của chó mẹ hạ thấp. Khi đối mặt với sốt sữa bạn phải liên hệ ngay với Bác sĩ thú y để được trợ giúp.
1.3. Để Poodle tự đặt thời gian biểu chăm sóc con mới sinh
Sau sinh, trong vài ba tuần đầu, chó mẹ sẽ rất bận rộn với việc chăm con. Nó phải cho Poodle con bú, vệ sinh cho Cún con, giữ ấm cho chúng. Vậy nên, nếu có dẫn chó mẹ đi vệ sinh cũng đừng quá 10 phút.
1.4. Cắt tỉa lông cho chó Poodle mẹ
Đây là giống chó đặc biệt vì lông mọc dài và xoăn tít. Điểm khác biệt của Poodle là không thay lông định kỳ. Bởi thế, bạn cần cắt tỉa lông đuôi, lông mắt, lông ở hai chân cho chúng. Riêng ở tuyến vú bạn cần cắt lông và vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
1.5. Kiểm tra tuyến vú Poodle mẹ thường xuyên
Vì phải cho cún con bú thường xuyên nên sau sinh một số chú chó mẹ sẽ mắc bệnh viêm vú. Do đó, trong quá trình chăm sóc bạn phải chú ý quan sát tuyến vú. Nếu thấy vú có hiện tượng sưng đỏ, cương cứng, nóng bất thường thì phải tới gặp ngay cho Bác sĩ thú y.
1.6. Poodle mẹ sẽ có dịch tiết âm đạo
Tính từ thời điểm sinh cho đến tuần thứ 8, âm đạo của chó mẹ thường tiết dịch. Đó là biểu hiện bình thường sau sinh. Dịch này có màu nâu hoặc màu đỏ, mùi hôi nhẹ nên các bạn đừng lo lắng.
Trường hợp sau 8 tuần mà dịch âm đạo vẫn xuất hiện nhiều, dịch màu xanh hoặc màu xám, mùi hôi khó chịu là triệu chứng không bình thường. Rất nhiều khả năng Poodle bị viêm nhiễm tử cung. Để an tâm bạn hãy đưa nó đến viện thú y gần nhất.
2. Cách chăm sóc chó Poodle con mới đẻ
Cách chăm sóc chó Poodle con mới đẻ như thế nào? Ngoài nhiệm vụ chăm chó mẹ bạn cần quan tâm nhiều đến việc chăm sóc những chú Poodle con. Công việc này bao gồm:
2.1. Chuẩn bị ổ đẻ
Ổ đẻ phải đủ rộng để chó mẹ nằm thật thoải mái. Nó có thể co duỗi tuỳ thích mà không đè nhằm chó con. Mặt khác, ổ phải có giẻ mềm hoặc chăn gối lót phía dưới. Bộ phận này ngoài chức năng tạo độ êm ái khi nằm còn có công dụng giữ ấm cho Poodle mẹ và con.
Lưu ý, giẻ lót vừa đủ, không lót quá nhiều vì nó có thể khiến chó con bị kẹt, bị mất phương hướng nên không tìm được vú mẹ bú. Thêm nửa, ổ lót quá dày đôi lúc khiến chó mẹ dẫm hoặc đè lên chó con mà không hay biết.
2.2. Vệ sinh ổ đẻ thường xuyên
Việc làm này rất cần thiết trong cách chăm chó Poodle mới đẻ. Vì những ngày đầu sau sinh chó mẹ thường liếm cơ thể con để làm sạch nhớt nên ổ cần sạch. Hơn thế, cuống rốn của chó con đang trong quá trình tự khô, tự rụng nên ổ nằm mất vệ sinh dễ gây tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng.
2.3. Điều chỉnh nhiệt độ ổ đẻ
Kinh nghiệm cho thấy, chó con mới sinh thường nằm xúm vào nhau quanh chó mẹ. Dù chúng đã được chó mẹ sưởi ấm nhưng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ khi nằm trong bụng mẹ hoàn toàn khác nhau.
Chó con vẫn chưa đủ thời gian thích nghi. Do đó, bạn nên lắp đèn sưởi 40w, để sử dụng phòng khi chó mẹ rời khỏi ổ. Lưu ý, đèn sưởi đặt ở vị trí vừa phải, không đặt quá gần.
Chuyên gia khuyên bạn giữ nhiệt độ ổ đẻ từ 29 đến 32 độ C là tốt nhất, độ ẩm không vượt 80%. Sau đó giảm nhiệt độ từ từ, cuối tuần 4 nền nhiệt ở ổ 24 độ C là ổn.
2.4. Vệ sinh cơ thể cho chó Poodle con
Hướng dẫn cách chăm sóc chó Poodle mới đẻ của Bác sĩ thú y ghi rõ: khi chó con mới ra đời, cuống vẫn còn dính trên bụng. Cuống sẽ khô, teo nhỏ rồi tự rụng. Tốt nhất bạn hãy để cuống rụng tự nhiên, tránh chạm vào đó vì chó con có thể bị xuất huyết ngoài ý muốn. Không được tự ý bôi thuốc chống nhiễm khuẩn vào rốn Cún con.
Để vệ sinh cơ thể cho những chú chó con bạn phải dùng khăn sạch, mềm cùng nước ấm. Chú ý vệ sinh kỹ phần bụng và phần đuôi. Các bạn nhớ lau khô, sấy ấm cơ thể cho chó sau khi tắm.
2.5. Tập cho chó Poodle con bú sữa mẹ
Rất nhiều bạn lo lắng không biết cho Poodle con ăn gì sau khi mới sinh? Chỉ cần bú sữa mẹ là đủ dinh dưỡng nhé! Sữa mẹ có đủ các chất như: acid amin, vitamin, khoáng chất, protein để nuôi dưỡng Poodle con trong vòng 3 tuần đầu.
Thế những, con non sau sinh chưa có răng, mắt chưa mở, lỗ khe tai còn đóng nên tìm vú mẹ không dễ, chủ yếu dựa vào bản năng. Vậy nên, gia chủ cần hỗ trợ Poodle con khi cần thiết. Các bước gốm:
- Bé chó con lên, đặt miệng của nó vào núm vú chó mẹ.
- Dùng một ngón tay đưa vào miệng chó con.
- Khi miệng Poodle con đã đặt đúng vị trí vú mẹ, bạn vắt một vài giọt sữa từ vú mẹ để nó ngửi thấy mùi. Theo bản năng chúng sẽ tự tìm đúng vị trí. Lưu ý, bạn phải rửa tay và vệ sinh vú chó mẹ thật sạch trước khi tập bú cho chó con.
- Chó con cần bú nhiều lần trong ngày, cứ cách 2 đến 4 tiếng/lần. Nếu chó mẹ thiếu sữa hoặc buộc phải tách mẹ thì phải dùng sữa chuyên dụng theo hướng dẫn của Bác sĩ thú y, không được dùng sữa tươi, sữa bò dành cho người.
2.6. Bổ sung dinh dưỡng cho chó Poodle con
Trong giai đoạn đầu, chó con chỉ cần bú sữa mẹ là đủ. Tuy nhiên, sau 15 ngày tuổi, bạn nên tập cho chúng ăn. Thức ăn là cháo và thịt xay nhuyễn, 100ml sữa nóng kết hợp cùng sữa mẹ.
Từ 3 tuần tuổi, mỗi ngày nên cho Poodle 2 bữa cháo loãng với thịt băm. Chó trên một tháng tuổi bạn hãy bổ sung thêm các sản phẩm giàu chất xơ, giàu dinh dưỡng như: cá, rau củ, trứng….
2.7. Tiêm phòng và tẩy giun cho chó Poodle con
Cách chăm chó Poodle mới đẻ như thế nào đúng? Tiêm phòng là việc làm đặc biệt quan trọng. Chó dưới hai tháng tuổi hệ miễn dịch còn yếu nên dễ nhiễm bệnh và có thể chết yểu.
Do đó, khi chó được 3 tuần tuổi, bạn hãy đưa chúng đi tiêm phòng mũi thứ nhất. Đến 6 tuần tuổi, tiếp tục tiêm phòng mũi thứ 2. Để an tâm, khi chó được 9 tuần tuổi bạn hãy tiêm mũi thứ 3. Nếu Poodle con đủ 7 tháng hoặc 8 tháng tuổi các bạn đừng quên đưa đi tiêm phòng dại.
Ngoài tiêm phòng, chó cần tẩy giun sớm trong tuần thứ 3 sau khi sinh. Bước sang tuần 4, tuần, 6, tuần 8 đều cần tẩy giun cho chó. Tính từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 đều đặn tẩy giun mỗi tháng 1 lần. Tiếp sau, cứ 3 tháng/ 1 lần tẩy giun
3. Cần lưu ý gì với cách chăm chó Poodle mới đẻ?
Chăm sóc cho chó con Poodle mới đẻ khá cầu kỳ đúng không nào? Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn chăm sóc mẹ con Poodle tốt nhất.
- Về dinh dưỡng: Khẩu phần ăn cho chó mẹ sau sinh đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lượng sữa và chất lượng sữa cho con bú. Chó con bú hoàn toàn sữa mẹ trong vòng ba tuần đầu sẽ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao, hạn chế nhiễm bệnh trước tác động của môi trường.
- Về vệ sinh: Chó mẹ cần được vệ sinh kỹ ở bụng, núm vú, dưới đuôi sau sinh. Chú ý vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm để chó mẹ không bị đau. Nếu chúng ta làm nó đau chắc chắn Poodle mẹ sẽ không hợp tác.
- Về nơi ở: Ổ đẻ phải sạch sẽ, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Không đặt chó mẹ và chó con ở hướng gió, tránh nơi ẩm thấp.
- Hạn chế tiếp xúc với người lạ: Chó mẹ sau sinh rất nhạy cảm nên các bạn hạn chế chơi đùa với chúng, cũng không nên cho người lạ tiếp xúc với chó. Thỉnh thoảng bạn nên đưa chó con ra nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên để chúng nhanh chóng thích nghi
- Dụng cụ ăn uống của Poodle cần được vệ sinh thường xuyên. Nước thừa, đồ ăn thừa phải bỏ đi.
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống và chỗ ở sạch sẽ, đồ ăn hoặc nước uống còn thừa nên bỏ đi.
- Chú ý theo dõi cân nặng của Poodle con để có giải pháp bổ sung dinh dưỡng nếu cần. Theo dõi cân nặng của chó con trong thời gian này để đảm bảo mọi chú chó con đều được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
- Cắt móng nhọn ở chân trước của chó con trong 1 tuần đầu để chúng không cào rách vú mẹ khi bú.
Trên đây là hướng dẫn cách chăm chó Poodle mới đẻ hiệu quả, đúng chuẩn từ chuyên gia thú y lâu năm. Chúc bạn chăm sóc mẹ con nhà Poodle thành công, có những chú Cún con thật dễ thương bầu bạn mỗi ngày. Để có thêm kinh nghiệm về chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng, gia chủ vui lòng truy cập vào: https://kimipet.vn/.
Discussion about this post