Cách nuôi chó con mới về nhà đúng cách sẽ giúp cún mau lớn, khỏe mạnh, hạn chế ốm vặt và nhanh chóng làm quen với môi trường mới. Đây chắc chắn sẽ là những kinh nghiệm cực kỳ hữu ích cho quá trình nuôi cún con nhà bạn nếu đang có ý định sở hữu một bé cún trong thời gian tới.
1. Nuôi chó con cần những gì?
Thời điểm chó con mới tách đàn về nhà mới là một trong những thời điểm vô cùng khó khăn và nhạy cảm với các bé cún. Bởi lúc này mọi thứ đều trở nên xa lạ, và hơn thế nữa là thiếu sự chăm sóc, bảo vệ của chó mẹ.
Do vậy, để cún có được sự thoải mái nhất có thể cũng như hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực về sức khoẻ thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng nơi ở, môi trường sinh hoạt và những kỹ năng, kiến thức cần thiết trong chăm sóc cún con là điều rất quan trọng.
Theo đó, đối với cún con mới về nhà, trước hết bạn nên chuẩn bị thật tốt những yếu tố như sau để tạo sự thoải mái nhất cho cún ngay từ ban đầu:
1.1. Chuẩn bị chỗ ngủ cho chó con
Đây chính là môi trường quyết định chất lượng giấc ngủ của cún, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của cún con trong tương lai. Vì vậy, việc chuẩn bị chỗ ngủ cho cún cần phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng nhằm hạn chế sự tác động của các tác nhân gây hại đến cún.
Trong những ngày đầu, người nuôi cũng nên chọn đặt chuồng trại tại những khu vực yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn để giúp cún thích nghi với môi trường mới tốt hơn và tránh gây tâm lý sợ hãi. Tránh đặt nơi ở cho cún tại những vị trí nguy hiểm như cầu thang, ban công.
Tuỳ vào từng giống chó lông dày hay lông mỏng, bạn cũng cần phải duy trì nhiệt độ ấm áp, thoải mái cho cún tại khu vực chuồng trại để đảm bảo cún có môi trường phát triển tốt nhất, không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khoẻ.
Và nếu có thể, hãy hạn chế tối đa việc xích hay nhốt cún trong chuồng nhé. Vì điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho tâm lý cún cưng, khiến chúng khó thích nghi với môi trường mới hơn.
1.2. Chuẩn bị đồ ăn cho chó con
Để tránh gây ra những thay đổi đột ngột, bạn nên duy trì chế độ ăn uống cũ cho cún trong vòng từ 3 – 5 ngày sau khi đón cún về nhà. Đồng thời, kết hợp bổ sung các loại đồ ăn mới xen kẽ để giúp cún tập làm quen dần dần.
Đối với cún từ 2 – 4 tháng nên cho ăn từ 3 – 4 bữa mỗi ngày với hàm lượng vừa phải. Tránh cho cún ăn quá no sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và hệ tiêu hoá.
Ngoài ra cũng có thể bổ sung thêm sữa bột pha ấm cho cún cưng để giúp chúng tăng cường sức đề kháng trong môi trường mới, từ đó phòng chống ốm vặt và bệnh tật tối ưu hơn. Tuyệt đối không nên cho cún con uống sữa tươi vì sẽ khiến chó con dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
2. Hướng dẫn cách nuôi chó con mới về nhà
Sau khi đã chuẩn bị tốt nơi ở và chế độ dinh dưỡng cho cún con, bạn có thể tham khảo các cách chăm sóc chó con mới về nhà giúp mau lớn, khỏe mạnh như sau:
2.1. Đưa cún cưng đi kiểm tra sức khỏe
Với bất kỳ bé cún nào khi mới được đón về nhà, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà người nuôi không nên bỏ qua đó chính là thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát cho cún cưng.
Điều này sẽ giúp cún được phát hiện sớm các vấn đề về sức khoẻ nếu có, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho các thú cưng, đồng thời được tư vấn về cách chăm sóc, điều trị phù hợp giúp cún được đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Ngoài ra, việc kiểm tra sức khoẻ cũng sẽ giúp bạn biết được tình trạng tiêm phòng của cún như thế nào để từ đó có những bổ sung cần thiết.
Tốt nhất, muốn cún con được khỏe mạnh ngay từ ban đầu, hãy chỉ nên chọn mua những bé cún từ 2 tháng tuổi trở lên và đã được tiêm phòng 2 mũi (mũi 5 bệnh và mũi 7 bệnh) cũng như xổ giun đầy đủ.
2.2. Tắm cho chó con
Việc tắm cho cún con là điều cần thiết giúp chúng được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và hạn chế các nguy cơ gây bệnh trong quá trình nuôi cún.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu khi mới đón cún về, bạn không nên thực hiện tắm cho cún ngay dù là nước ấm. Bởi lúc này sức khỏe của cún có thể không đảm bảo và rất dễ dẫn đến các bệnh như viêm phổi hay truyền nhiễm khác.
Chi trong những trường hợp bắt buộc như cún quá bẩn hoặc hôi thì có thể tắm cho cún bằng bột khô nhưng cũng nên thực hiện một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng để tránh cho cún không bị hoảng sợ.
Còn không, hãy để cún ổn định sức khoẻ từ 5 – 7 ngày thì mới nên tiến hành tắm rửa cho cún. Và cũng không nên tắm quá nhiều cho cún con, chỉ từ 1 – 2 lần 1 tuần là đủ.
2.3. Tẩy giun, tiêm phòng cho chó
Cún con vốn có sức đề kháng khá yếu so với cún đã trưởng thành. Thêm vào đó, việc thay đổi môi trường sống cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, tiêu chảy, nên việc tiêm phòng và tẩy giun cho cún đầy đủ là điều rất cần thiết mà bạn cần lưu tâm trong cách nuôi chó con mới về nhà.
Theo đó, việc tiêm phòng nên chú trọng một số bệnh nguy hiểm khác như Care, Parvo,… và được thực hiện tại các cơ sở thú ý uy tín, chuyên nghiệp. Còn xổ giun thì có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách mua thuốc xổ giun về và cho cún nhai hoặc ăn cùng thức ăn.
Ngoài ra, để phòng ngừa các nguồn lây bệnh, người nuôi cũng nên chú ý hạn chế để cún con tiếp xúc trực tiếp với các bé cún lạ ở công viên hay tại các trại chó, trại cứu hộ…
2.4. Tập cho chó vận động trong nhà
Tập cho chó vận động sẽ giúp cún khoẻ mạnh cũng như thông minh, nhanh nhẹn hơn. Trong đó, thời điểm vận động tốt nhất là vào buổi sáng từ 6h30 – 7h30 hoặc buổi tối sau khi ăn.
Bạn có thể tập thói quen vận động cho cún bằng các trò chơi đơn giản mà hữu ích như: nhặt bóng, đuổi bắt, chạy bộ hay ném đĩa,… Đây đều là những trò chơi tuyệt vời cho sức khỏe cũng như rèn luyện khả năng nhanh nhẹn cho cún cưng rất tốt và giúp chúng thích nghi với môi trường mới tốt hơn.
2.5. Huấn luyện cơ bản
Cùng với việc tập thói quen vận động cho cún cưng, bạn cũng nên thực hiện các huấn luyện cơ bản cho cún khi cún mới về nhà như: dạy cho chúng biết tên của mình, hướng dẫn khu vực đi vệ sinh hay ra các mệnh lệnh đơn giản bao gồm “ngồi”, “nằm”, “đứng yên”, “đi vào”, “đi ra”, “không được”.
Bằng cách này, cún sẽ trở nên ngăn nắp, trật tự hơn và duy trì được các thói quen tốt ngay từ bé.
3. Các trường hợp thường xảy ra khi nuôi chó con mới về nhà
Bên trên là đầy đủ thông tin cách nuôi chó con mới về nhà, ngoài ra khi tiếp xúc với môi trường mới, ngoài tâm lý sợ hãi, ở các bé cún con cũng thường xảy ra một số biểu hiện sau mà người nuôi cần lưu ý đó là:
3.1. Chó kêu nhiều liên tục
Đây là một trong những biểu hiện khá phổ biến thường thấy ở hầu hết các chú chó con khi mới được đón về nơi ở mới.
Biểu hiện này ở cún là do chúng chưa quen với môi trường mới đồng thời nhớ mẹ nên kêu liên tục để gọi mẹ là điều hết sức bình thường.
3.2. Chó nằm lì một góc
Hành vi này cũng không hiếm gặp ở hầu hết các chú chó con. Và đương nhiên, nguyên nhân chính vẫn là chúng chưa quen với môi trường mới, chưa có được tâm lý thoải mái hoặc cũng có thể là do sợ hãi trước các thú cưng khác trong nhà.
3.3. Chó bỏ ăn
Trong những ngày đầu về nhà mới, ở một số bé cún cũng có thể có hiện tượng bỏ ăn. Điều này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do cún quá sợ hãi hoặc chưa quen với môi trường mới,…
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Tình trạng này sẽ sớm được cải thiện sau một vài ngày khi cún dần có tâm lý ổn định hơn.
3.4. Chó sợ hãi, lẩn trốn, không tiếp xúc với người
Tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở một vài bé cún khi mới về nhà mới mà nguyên do chủ yếu là do tâm lý hoàn toàn chưa ổn định. Nó có thể được cải thiện sau một thời gian hoặc cũng có thể chủ nuôi cũng có thể cần nhiều thời gian hơn nữa để khắc phục tình trạng này.
4. Cách khắc phục tâm lý của cún con khi mới về nhà mới
Để khắc phục tâm lý sợ hãi của cún con trong những trường hợp trên, bạn có thể áp dụng một số mẹo hữu ích như sau:
- Cún kêu nhiều liên tục vì nhớ mẹ: nếu không muốn cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi tiếng kêu của cún, bạn cũng có thể xin chủ cũ những miếng đệm hay quần áo của cún mẹ để lót ổ cho cún con. Điều này sẽ giúp cún con cảm nhận được hơi ấm của mẹ và bớt kêu hơn.
- Cún kêu do lạ nơi ở: Cách khắc phục tốt nhất trong trường hợp này đó là nên dành thời gian chơi nhiều với cún để cún cảm nhận được sự yêu thương, ấm áp, từ đó bớt sợ hãi và làm quen với môi trường mới nhanh chóng hơn.
- Cún bỏ ăn: Ngoài tâm lý chưa ổn định, việc cún bỏ ăn cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân như khẩu phần ăn không phù hợp hoặc lượng thức ăn cung cấp chưa đủ. Bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn của cún cho đúng sẽ giúp khắc phục được tình trạng này.
- Cún chỉ nằm một góc, ít vận động: Nếu bé cún nhà bạn xuất hiện tình trạng này thì cách tốt nhất để mang đến sự thoải mái cho chúng là thường xuyên vuốt ve, chơi đùa cùng cún. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thưởng thêm các phần thưởng cho cún khi chơi đùa sẽ giúp tác động tốt đến tâm lý của cún.
- Cún sợ hãi, lẩn tránh tiếp xúc: Hãy tiếp cận cún một cách từ từ và kiên nhẫn để cún cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của bạn. Chắc chắn tình trạng này sẽ sớm được cải thiện sau một thời gian.
Trên đây là các cách cách nuôi chó con mới về nhà giúp cún mau lớn, khỏe mạnh và thích nghi với môi trường mới một cách nhanh chóng nhất. Hy vọng bài viết trên của Kimipet mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.
Discussion about this post