Cách nuôi chó Poodle đúng cách cần biết từ cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đến nuôi dưỡng, huấn luyện trong từng giai đoạn giúp cún yêu Poodle khỏe mạnh cũng như phát triển toàn diện nhất. Cùng Kimipet tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết này nhé!
1. Cách nuôi chó Poodle theo từng giai đoạn
Cách nuôi cún Poodle thực tế không khó nhưng cần lưu ý rằng trong mỗi giai đoạn khác nhau, cún cưng sẽ cần đến một chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc khác nhau để mang lại sự phát triển thể chất tốt nhất đồng thời hạn chế tối đa bệnh tật.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách chăm sóc chó poodle dành cho người mới
trong từng giai đoạn như sau:
1.1. Cách chăm sóc chó Poodle con mới đẻ
Ở giai đoạn mới sinh, Poodle con hầu như sẽ được chăm sóc bởi mẹ và có không gian chủ yếu ở trong ổ, nên lúc này việc chăm sóc cần nên đặc biệt lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh chuồng trại: Đảm bảo không gian chuồng trại, chỗ ở cần đủ rộng để có thể vừa đủ cho cún mẹ và cún con có thể nằm thoải mái ở bất kỳ tư thế nào mà không đè lên chó con.
- Chỉnh nhiệt độ cho mẹ và chó con Poodle: Có thể sử dụng thêm vải mềm, chăn, gối để lót ổ cho cún cưng hoặc lắp đặt đèn sưởi (40W) trong 4 tuần đầu sau sinh nhằm giữ ấm cho Poodle con tốt nhất sau khi chào đời, tránh trường hợp nhiệt độ lạnh đột ngột khiến cơ thể non nớt của bé không thích ứng kịp.
- Hỗ trợ cho chó con bú sữa mẹ: Duy trì cho chó con bú mẹ trong vòng tối thiểu 3 tuần sau sinh. Bởi sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng và vitamin là nguồn dưỡng chất vô cùng có lợi cho việc tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch vốn còn rất yếu ớt của Poodle con.
- Tránh tiếp xúc với chó Poodle mới sinh: Tránh vuốt ve, cưng nựng cún con quá thường xuyên và mạnh tay vì lúc này cơ thể cún còn khá yếu ớt sẽ có thể làm tổn các cơ quan trong cơ thể cún con.
- Tiêm phòng cho cún đầy đủ: nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh đồng thời giúp cún cưng được bảo vệ tốt nhất khi sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
- Thường xuyên đưa cún ra ngoài khu vực có ánh sáng tự nhiên: để cún con nhanh chóng thích nghi với môi trường hơn đồng thời tránh nguy cơ còi cọc.
- Theo dõi sức khỏe của chó mới sinh: theo dõi cân nặng của cún Poodle con thường xuyên nhằm đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tốt nhất cho cún. Đồng thời, trong 1 tuần đầu tiên của chó con, cũng nên thường xuyên cắt tỉa móng cho chó con để phòng tránh việc chó con gây tổn thương, chảy máu cho chó mẹ trong quá trình bú, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
1.2. Cách nuôi chó Poodle 1 tháng tuổi
Đây là thời điểm cún con đang có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất nên việc cung cấp chế độ dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ lúc này là yếu tố rất quan trọng nên được ưu tiên hàng đầu để cún có sự phát triển toàn diện nhất cũng như giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật.
Cụ thể, hướng dẫn nuôi chó poodle con 1 tháng tuổi như sau:
- Nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là sữa: Nếu chó con đang ở cùng mẹ thì nên tiếp tục việc duy trì bú sữa mẹ ở cún. Còn không thì cần bổ sung dinh dưỡng hàng ngày bằng các loại sữa chuyên dụng phù hợp dành cho cún Poodle 1 tháng tuổi.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: thay vì cho cún ăn quá no trong một bữa sẽ khiến đường tiêu hoá của cún bị quá tải và dễ dẫn đến nguy cơ bị rối loạn đường tiêu hoá.
- Dành thời gian cho cún đi bộ mỗi ngày từ 15 – 20 phút: để giúp cún được rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng. Song cần lưu ý, tránh cho chó tiếp xúc với các bé cún lớn hơn khiến cún dễ bị doạ sợ hay có thể gây ảnh hưởng tâm lý không tốt.
1.3. Cách chăm sóc chó Poodle 2 tháng tuổi
Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, hầu hết các bé Poodle con đã có thể tách đàn và có thể tập bắt đầu ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Do vậy, cách nuôi poodle con lúc này nên được thực hiện như sau:
- Đảm bảo môi trường vệ sinh cho chó: Chuẩn bị cho cún nơi ở mới sạch sẽ, thoáng đãng, đảm bảo vệ sinh với đầy đủ các dụng cụ cần thiết bao gồm chăn, nệm, dụng cụ, đồ chơi để chó con thoải mái hoạt động và sinh trưởng tự nhiên.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng: trong giai đoạn này hệ tiêu hoá của cún con vẫn chưa được hoàn thiện nên món ăn phù hợp nhất vẫn là cháo. Ngoài ra, nếu muốn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cún thì người nuôi cũng có thể kết hợp cho cún ăn cháo cùng với các loại trứng, thịt, cá xay nhuyễn.
Nhưng cần lưu ý chỉ nên bổ sung với hàm lượng vừa phải để tránh cho hệ tiêu hoá hoạt động quá tải, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Trong trường hợp muốn cho cún tập ăn các loại thức ăn khô thì nên ngâm mềm trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của cún.
Đồng thời trong giai đoạn này, vẫn cần bổ sung cho cún từ 200 – 300 ml sữa ấm mỗi ngày và cho cún uống đủ nước bất kỳ lúc nào khi khát để giúp cún được phát triển khỏe mạnh và tốt nhất.
- Chăm sóc cho cún: Dành thời gian 30 phút mỗi ngày để vuốt ve, chơi với cún giúp cún cảm nhận được sự yêu thương của chủ nhân, từ đó hạn chế được nguy cơ bị stress, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Ngoài ra, để rèn luyện thể lực cho cún, bạn cũng nên dắt cún đi dạo thường xuyên tại những địa điểm phù hợp.
Thêm vào đó, đối với việc chăm sóc bộ lông, cũng cần lưu ý, không cạo lông máu cho cún con trong giai đoạn này vì sức đề kháng còn khá yếu và bộ lông chưa được phát triển hoàn thiện.
1.4. Cách chăm sóc chó Poodle 4 tháng tuổi trở lên
Thời điểm cún Poodle được 3 – 6 tháng tuổi là thời điểm đánh dấu cún cưng đã bước sang một giai đoạn trưởng thành mới. Lúc này, để chăm sóc cún hiệu quả và khỏe mạnh nhất bạn nên lưu ý những điều như sau:
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết: Có thể bổ sung thêm cơm và bắt đầu cho cún ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt, cá, tôm, rau,… nhưng cần lưu ý vẫn nên xay nhuyễn thức ăn cho cún giúp cún dễ tiêu hoá hơn.
- Tránh cho cún ăn liên tục một loại thực phẩm duy nhất: khiến cún vừa kén ăn lại không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Vẫn nên bổ sung thêm sữa ấm cho cún hàng ngày để cún được tăng cường sức đề kháng và phát triển tốt nhất.
- Huấn luyện cơ bản cho cún: Có thể áp dụng việc huấn luyện cho chó trong giai đoạn này với các mệnh lệnh đơn giản và nên tập cho cún thói quen ăn đúng giờ.
- Chăm sóc bộ lông: không nên cắt tỉa quá nhiều lần hay tắm quá thường xuyên vì lúc này sức đề kháng của cún vẫn chưa được hoàn thiện. Đồng thời cũng nên đảm bảo giữ ấm cho cún Poodle để cún cưng có thể tránh nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cũng như suy giảm sức đề kháng.
1.5. Cách chăm sóc chó Poodle mang thai
Đây là một giai đoạn vô cùng đặc biệt nên chế độ chăm sóc cũng cần phải hết sức chu đáo, cẩn thận và tỉ mỉ để hạn chế gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có cho cún cưng. Cụ thể, cách nuôi chó poodle trong thời kỳ mang thai nên lưu ý những điều sau:
- Về chế độ dinh dưỡng: thời kỳ này cún cưng cần phải được bổ sung chế độ dinh dưỡng lên gấp đôi để có thể đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cả mẹ lẫn con.
Nhưng cũng cần lưu ý tránh cho chó ăn với một chế độ quá hỗn độn mà tốt nhất nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh giúp cún không bị thừa chất hay thiếu chất.
Đồng thời, các loại thức ăn vặt cũng nên được hạn chế để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
- Theo dõi cân nặng của cún: Thông thường, đối với một bé cún Poodle mang thai, trọng lượng tăng lý tưởng nhất trong thai kỳ chỉ nên là 25 – 30% trọng lượng của cún ở thời điểm trước đó.
Tránh chăm sóc cún cưng quá mập sẽ khiến ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh sản của như sức khỏe của cún cưng trong thời kỳ mang thai.
Ngoài thức ăn, việc bổ sung sữa trong giai đoạn này cũng là rất cần thiết. Đồng thời cũng nên chú trọng bổ sung canxi trong thời kỳ chó mẹ mang thai.
- Tập luyện cho cún Poodle khi đang mang thai: Đối với chế độ tập luyện, thời kỳ mang thai, cún Poodle vẫn nên được tập luyện và vận động thường xuyên để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn đồng thời giúp kích thích hệ tiêu hoá và hệ tuần hoá mạnh.
Tuy nhiên, cần tránh vận động quá mạnh mà chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi dạo ở những địa điểm phù hợp từ 15 – 20 phút mỗi ngày.
2. Kinh nghiệm chăm sóc chó Poodle tại nhà
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách nuôi chó Poodle qua từng giai đoạn cụ thể. Để giúp việc chăm sóc cún cưng trở nên hiệu quả và toàn diện hơn, người nuôi cũng nên tham khảo một số kinh nghiệm chăm sóc Poodle hữu ích ngay tại nhà như sau:
2.1. Chăm sóc lông Poodle
Việc chăm sóc lông cho chó Poodle được xem là rất quan trọng và cần thiết trong quá trình nuôi cún cưng nhằm giúp bộ lông không bị xơ rối cũng như hạn chế các vấn đề về da lông.
Theo đó, việc chăm sóc lông nên thực hiện bằng các thao tác cụ thể như sau:
- Chải lông cho chó Poodle từ 1 – 2 lần mỗi ngày: để giúp loại bỏ các sợi lông thừa gãy rụng đồng thời kích thích lớp lông mới mọc khoẻ mạnh, mềm mượt hơn.
- Cắt tỉa lông định kỳ 3 -8 tuần/lần: để đảm bảo bộ lông luôn được gọn gàng, sạch sẽ đồng thời hạn chế tình trạng xơ rối, vón cục gây khó chịu cho cún cưng. Ngoài ra, việc cắt tỉa lông cho Poodle cũng sẽ giúp cún cưng có vẻ ngoài ấn tượng và bắt mắt hơn.
- Theo dõi và kiểm tra da, lông thường xuyên cho Poodle: nhằm giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra được các biện pháp can thiệp kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe cũng như bộ lông tốt nhất cho cún cưng.
2.2. Tắm rửa sạch sẽ cho chó Poodle
Điều này sẽ giúp cún cưng được loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn cũng như các tác nhân gây bệnh phổ biến trên da cún như: ve rận, bọ chét, ghẻ,…
Tuy nhiên, khi tắm cần lưu ý những điều sau:
- Điều chỉnh nhiệt độ nước khi tắm: Dùng nước ấm ở nhiệt độ vừa phải để tắm cho cún cưng. Tránh sử dụng nước lạnh để tắm cho chó sẽ dễ gây cảm lạnh đột ngột.
- Sử dụng sữa tắm chuyên dụng: giúp cún tẩy sạch bụi bẩn mà không bị bạc màu lông cũng như gây ra các vấn đề về dị ứng hay kích ứng da. Hơn thế nữa, việc dùng sữa tắm cũng sẽ giúp bộ lông nhận được nhiều dưỡng chất cần thiết, từ đó giúp kích thích lông mọc mềm mượt và chắc khỏe hơn.
- Lau và sấy khô lông ngay sau khi tắm: tránh để bộ lông bị ẩm ướt hay xà phòng còn bám dính trên da sẽ khiến lông của Poodle dễ bị hôi, ngứa và làm tăng nguy cơ gây viêm da.
2.3. Vệ sinh cho Poodle
Việc vệ sinh cho chó Poodle nên được thực hiện với các bước như sau:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên: để hạn chế khả năng đọng cao răng cũng như gây ra hơi thở có mùi hôi khó chịu. Việc này có thể được thực hiện rất đơn giản bằng cách đánh răng mỗi ngày cho thú cưng.
- Chỉ nên sử dụng kem đánh răng chuyên dụng dành cho chó mèo: Tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng dành cho người để đánh cho cún cưng vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cún.
- Cắt tỉa và mài móng cho cún cưng: nhằm giảm bớt độ sắc nhọn của móng, tránh cho cún cưng không bị tổn thương hay chảy máu khi nô chơi, vui đùa hay đưa chân lên gãi.
2.4. Nuôi chó Poodle cho ăn gì?
Nên cho cún Poodle ăn những thực phẩm như: cá, gia cầm, thịt lợn, thịt bò, rau xanh,…
Ngoài cách nuôi chó Poodle trên, muốn nuôi dưỡng bộ lông Poodle trở nên mềm mượt, chắc khoẻ hơn, người nuôi cũng nên chú trọng bổ sung cho cún cưng các loại thực phẩm giàu protein, omega 3 và 6 hay canxi.
2.5. Khám sức khỏe định kỳ cho Poodle
Việc khám sức khỏe định kỳ cho cún cưng nhằm mang lại những lợi ích như sau:
- Giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm ở cún cưng, từ đó kéo dài tuổi thọ cũng như giúp cún được bảo đảm sức khỏe tốt nhất.
- Kiểm soát tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở cún cưng, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường, tim mạch, béo phì, suy tuyến giáp,… một cách hiệu quả
- Dễ dàng phát hiện sớm các biểu hiện bất thường ở cún cưng, từ đó có phương pháp điều trị và can thiệp kịp thời, giúp tình trạng bệnh được ngăn chặn hiệu quả ngay từ ban đầu.
3. Cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ
Chó Poodle vốn là loài chó rất tinh nghịch, hiếu động nhưng cũng rất thông minh. Bởi vậy, việc huấn luyện chó để có thể tự giác đi vệ sinh và đúng giờ cũng là điều không quá khó khăn.
Theo đó, bạn có thể tham khảo cách huấn luyện chó poodle đi vệ sinh đúng chỗ như sau:
- Dựa vào các khoảng thời gian cún Poodle hay đi vệ sinh, sau đó chọn một khung giờ mà cún hay đi nhiều nhất trong ngày rồi dẫn cún đến chỗ đi vệ sinh cố định đã chuẩn bị từ trước đó.
- Để cún vào khay đi vệ sinh, sau đó kiên nhẫn chờ đợi cún đi vệ sinh. Tuyệt đối không để cún vào nhà hoặc chạy tự do khi chưa thực hiện đi vệ sinh xong.
Ở bước này, bạn cần phải thực sự kiên nhẫn, nếu không việc huấn luyện sẽ rất dễ bị thất bại cũng như tạo cho Poodle thói quen xấu là đi vệ sinh tuỳ ý, không đúng chỗ.
- Nếu Poodle thực hiện tốt đừng quên thưởng cho cún cưng một phần thưởng yêu thích nào đó như thức ăn hoặc những lời tán dương, vuốt ve, âu yếm.
- Ngoài ra, trong giai đoạn huấn luyện cún Poodle đi vệ sinh đúng chỗ cũng cần lưu ý, nên thực hiện một cách thường xuyên, đồng nhất. Tránh thực hiện ngắt quãng sẽ khiến tạo thành thói quen cho cún Poodle.
Việc lặp lại hành động này một cách thường xuyên sẽ giúp cún quen hơi cũng như nhận biết được khu vực đi vệ sinh dành riêng cho mình một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn để những lần về sau không còn đi tự do hay cần người dắt để đi đúng chỗ nữa.
- Thông thường, việc huấn luyện cún Poodle đi vệ sinh đúng chỗ nếu thực hiện đúng cách và kiên trì sẽ chỉ mất vài ngày là hoàn thành. Bởi Poodle vốn là loài rất thông minh. Và chỉ khoảng 1 – 2 tuần sau là việc đi vệ sinh của cún sẽ vào nề nếp khuôn khổ.
Hướng dẫn chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ
4. Câu hỏi liên quan
4.1. Nuôi chó Poodle có tốn kém không?
Câu trả lời là ‘’có’’. Thực ra, với bất kỳ giống chó cảnh nào, việc nuôi dưỡng cũng là khá tốn thời gian và chi phí. Song với chó Poodle, đây vốn là loài chó khá kén ăn nên việc chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng sẽ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ và tốn kém hơn rất nhiều để cún có thể có sức khoẻ và sự phát triển tốt nhất.
Bên cạnh đó, bộ lông của chó Poodle vốn cũng rất xoăn xù và khó chăm sóc nên để giữ cho ngoại hình của cún luôn được sạch sẽ, thơm tho, gọn gàng, đáng yêu thì các khoản chi phí cần phải bỏ ra cũng là không hề ít.
4.2. Chó Poodle có rụng lông không?
Câu trả lời là ‘’có’’. Cũng như bất kỳ giống chó nào, việc rụng lông ở chó Poodle là điều hết sức tự nhiên trong chu trình phát triển của cún cưng.
Tuy nhiên, số lượng rụng lông ở Poodle thường sẽ không nhiều như các giống chó khác. Bởi bộ lông của cún Poodle có một cơ chế phát triển khá đặc biệt đó là có thể phát triển liên tục như cơ chế mọc tóc ở người.
Trên đây hướng dẫn chi tiết cách nuôi chó Poodle cũng như tổng hợp các kinh nghiệm chăm sóc chó Poodle một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết trên của https://kimipet.vn/ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích để việc nuôi cún cưng Poodle không còn bất kỳ khó khăn hay trở ngại nào nữa
Discussion about this post