Cứ nửa năm một lần là đến chu kỳ kinh nguyệt của chó. 1 năm có 2 lần. Nếu như bạn không muốn chúng sinh con, thì sau thời ký chó có kinh tầm 1-2 tuần phải tránh không để chúng tiếp xúc với những chú chó khác. Chu kì salo ở chó (hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt) tương ứng với chu kì động dục. Chó cái không có kinh nguyệt hàng tháng giống như con người. Trong giai đoạn này, chó cái cần được theo dõi và chăm sóc một cách kỹ lưỡng để có được sức khỏe tốt nhất.
Phần lớn thời kỳ động dục của chó cái sẽ bắt đầu trong khoảng từ 6-12 tháng tùy theo loại chó. Chó nhỏ sẽ động dục sớm hơn chó to. Khi chó cái bắt đầu thời kỳ động dục đầu tiên. Bạn nên ghi chép lại cẩn thận để tiện theo dõi và biết được khi nào thời kỳ tiếp theo sẽ diễn ra.
Chu kỳ động dục của chó cái chia làm 4 giai đoạn
- Giai đoạn trước động dục: Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 9 ngày và được đánh dấu bằng việc tăng nồng độ Estrogen trong cơ thể. Chó cái sẽ chưa chấp nhận sự tiếp cận từ chó đực nhưng có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu của thời kỳ động dục.
- Giai đoạn đang động dục: Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 9 ngày. Lượng estrogen giảm trong khi lượng progesterone tăng. Chó cái sẽ bắt đầu việc rụng trứng, tức là một loạt trứng sẽ được phóng ra từ buồng trứng, sẵn sàng để thụ tinh. Thời điểm động dục của chó cái sẽ bắt đầu chấp nhận khi chó đực tiếp cận để bắt đầu quá trình sinh sản.
- Giai đoạn sau động dục: Giai đoạn động dục của chó cái kéo dài khoảng 2 tháng. Lượng progesterone vẫn cao nhưng chó cái sẽ không chấp nhận sự tiếp cận từ chó đực nữa.
- Giai đoạn đình dục: Đây là giai đoạn nghỉ. Kéo dài cho đến khi chó cái lại bắt đầu thời kỳ chu kỳ kinh nguyệt của chó mới.
Dấu hiệu salo ở chó cái tới tháng dậy thì
Theo các bác sĩ thú y , chu kỳ kinh nguyệt của chó xuất hiện 1-2 lần mỗi năm. Độ tuổi bắt đầu động dục là 9-12 tháng tuổi, điều này có thể thay đổi tùy theo từng giống và kích cỡ chó. Không giống như động vật linh trưởng, chó cái không có thời kì mãn kinh. Chúng có thể động dục và mang thai trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các đợt salo ở chó cách xa hơn so với linh trưởng.
Chu kỳ salo ở chó bao gồm các giai đoạn: Proestrus, Estrus, Diestrus. Ở mỗi giai đoạn, cơ thể chó sẽ có sự thay đổi Hormone khác nhau. Trong đó:
- Hormone Estrogen: bắt đầu chu kỳ nhiệt
- Hormone Luteinizing: thúc đẩy việc rụng trứng
- Hormone Progesterone: duy trì thai
Proestrus – Trước chu kỳ kinh nguyệt của chó
Proestrus nghĩa là tiền động dục. Giai đoạn này trung bình kéo dài 9 ngày trên tất cả các giống chó cảnh. Có thể nằm trong khoảng 4 – 15 ngày. Lúc này âm hộ của chó dần dần sưng lên và chảy ra dịch màu nâu đỏ. Trong giai đoạn proestrus, cơ thể của chó cái đang chuẩn bị cho một kỳ mang thai. Đa số chó cái sẽ không chấp nhận con đực lúc này. Tuy nhiên vẫn có một vài ngoại lệ. Đây là nguyên nhân gây phối trượt phổ biến nhất. Nồng độ estrogen bắt đầu tăng khoảng 1 tháng trước khi bắt đầu giai đoạn proestrus. Sau đó đạt đỉnh điểm và dừng vào cuối giai đoạn này.
Phần lớn chó có kinh thường rất thích sạch sẽ. Chúng sẽ nhanh chóng liếm hết những chất tiết ra từ âm hộ. Vì thế cũng phải chú ý đến hành động liếm thức ăn trong chu kỳ kinh nguyệt của chó. Một vài chó cái thì có lượng chất nhờn tiết ra nhiều nên âm đạo không có hiện tượng bị sưng. Nhưng có một vài con khác lại không có chất nhờn gây ra hiện tượng âm đạo bị sưng lên vô cùng nguy hiểm. Nhưng đặc biệt những chú chó có kích thước lớn… lại không có biểu hiện gì ra bên ngoài.
Trong giai đoạn này, chó cái thường có một sức hấp dẫn với những chú chó đực. Phần lớn chó cái thường khá tùy tiện. Tuy nhiên ngoài những con có kinh nghiệm ra thì phần lớn chúng đều từ chối giao phối.
Estrus – Trong chu kỳ kinh nguyệt của chó
Estrus nghĩa là động dục. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 8 ngày. Nhưng có thể kéo dài 3-21 ngày tùy vào từng giống chó. Khi chó ngừng ra máu, hoa bắt đầu mềm đi là đánh dấu sự chấm dứt của giai đoạn tiền động dục để bắt đầu cho giai đoạn động dục thật sự.
Chó cái có phần hiền lành hơn, âm hộ sưng và đỏ, dịch tiết âm đạo màu hồng nhạt hoặc màu vàng. Tác dụng của progesterone là khiến tử cung mềm hơn. Giảm co thắt tử cung giúp phôi bám chắc chắn vào. Và vì vậy nó được gọi là hormone an thai hay thuốc an thai. LH gia tăng kích thích rụng trứng trong vòng 2-3 ngày, chó cái sẽ muốn gần gũi với chó đực. Đây là thời điểm tốt nhất để cho nhảy đực.
Đặc biệt lưu ý: Bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt, chúng sẽ không ra kinh nữa. Âm hộ không đầy nhưng cũng không bị sưng lên. Có thể ra những chất nhờn không màu hoặc có màu hơi vàng. Chó có kinh trong giai đoạn này thì thường hay đi theo chó đực, và sẽ tiến hành giao phối.
Nói chung, thời kì rụng trứng sẽ xảy ra vào ngày thứ hai trong quá trình động dục. Vì vậy giao phối vào ngày này là tốt nhất. Còn nếu giao phối trước hoặc sau đó, thì khả năng thụ thai sẽ tăng lên. Sau thời điểm này, lượng estrogen đã suy giảm, hết tác dụng kích dục nên chó cái có thể không chịu đực. Không cho đực phối, thậm chí cắn cả chó đực.
Diestrus – Sau chu kỳ kinh nguyệt của chó
Diestrus tức là sau động dục, chó cái hoàn toàn không chịu đực nữa, hoa thâm đi, teo lại. Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 50 – 80 ngày, trung bình khoảng 60 ngày. Diestrus sẽ bắt đầu bất kể chó cái nào có mang thai hay không đã được tạo hoặc đang mang thai. Trong giai đoạn này, cơ thể của chó sẽ có những phản ứng như đang mang thai. Bạn có thể nhận biết khi thấy chó mang thai giả.
Sau Diestrus là giai đoạn nghỉ, có thể kéo dài 130 – 250 ngày. Một số giống chó như Dingo và Basenji, có chu kỳ nghỉ rất lâu. Và chỉ có 1 chu kỳ động dục trong một năm. Trong thời gian này, chó cái không sinh hoạt tình dục. Tử cung chưa sẵn sàng cho thời kì động dục tiếp theo. Đây là một giai đoạn nghỉ ngơi để cơ thể chuẩn bị cho lần động dục tiếp theo. Kéo dài cho đến khi chó cái lại bắt đầu thời kỳ động dục mới.
Những dấu hiệu thời kỳ động dục của chó cái bắt đầu
- Thay đổi tâm trạng: Một số chó cái có thể thay đổi tâm trọng trong một thời gian ngắn trước chu kỳ kinh nguyệt của chó. Một số trở nên nhạy cảm hơn.
- Núm vú bị sưng: Đôi khi núm vú và ngực sẽ hơi sưng lên một chút. Đây cũng có thể là đấu hiệu của việc có thai giả. Chó cái xuất hiện dấu hiệu của việc có thai cho dù thực tế là không phải vậy. Tuy nhiên việc này sẽ biến mất sau vài tuần.
- Bỗng dưng có chó đực tiếp cận: Chó đực có thể phát hiện ra chó cái trong thời kỳ động dục từ rất sớm. Bởi chúng có thể ngửi thấy sự thay đổi trong hormone của chó cái.
- Đuôi dựng đứng: Khi chó cái sẵn sàng sinh sản thì nó thường đứng yên khi chó đực tiếp cận âm hộ của nó. Chó cái sẽ dựng đứng đuôi lên. Và vẫy từ bên này sang bên kia để đảm bảo chó đực ngửi thấy mùi.
- Âm hộ bị sưng: Âm hộ có thể hơi sưng lên nhưng dấu hiệu này ở các con chó khác nhau cũng rất khác nhau. Có con không sưng mấy.
- Chảy máu kinh: Đây thường là dấu hiệu chắc chắn nhất rằng thời kỳ động dục đã đến. Máu màu đỏ nhạt trong tuần đầu tiên sẽ chuyển sang đậm hơn trong thời kỳ sinh sản. Và quay trở lại màu đỏ trước khi ngừng chảy. Một số loại chó cái tự giữ sạch cho bản thân đến nỗi có thể khó phát hiện động dục.
- Âm hộ nhỏ: Chó cái trong thời kỳ động dục, âm hộ sưng lên gấp 2,3 lần thông thường. Chó cái trong thời kỳ động dục, âm hộ sưng to, đổi vị trí để chó đực có thể dễ dàng đi vào. Máu sẽ chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ hơi vàng.
Những điều cần lưu ý khi chó cái trong thời kỳ động dục
- Quan sát chó cái cẩn thận để đảm bảo không xảy ra việc có thai ngoài ý muốn. Bởi chó đực có thể phát hiện ra mùi chó cái trong thời kỳ động dục từ rất xa. Và chúng sẵn sàng đi tới để tìm chó cái.
- Kiên nhẫn và nhẹ nhàng với chó cái bởi chúng có thể cảm thấy khó ở trong giai đoạn trước động dục.
- Không tắm cho chó cho đến khi ngừng chảy máu. Nhờ vậy bạn có thể đảm bảo rằng cổ tử cung của chúng đã đóng lại. Và chúng sẽ không bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng âm đạo từ nước tắm.
- Có thể dùng băng vệ sinh dành riêng cho chó để không bị bẩn trong nhà.
- Cân nhắc việc cắt buồng trứng cho chó cái sau lần động dục đầu tiên.
Kiểm tra bệnh Brucelle trước khi phối giống
Khi bạn đã xác định được chu kỳ kinh nguyệt của chó cái và có ý định có chó con. Thì hãy đưa chó đến bác sỹ thú y để kiểm tra bệnh Brucelle trước khi xảy ra thời kỳ động dục tiếp theo. Hãy yêu cầu kiểm tra cả chó đực. Vì Brucelle là bệnh do vi khuẩn gây ra và lây nhiễm qua đường tình dục. Nó có thể gây ra tình trạng vô sinh ở cả chó đực và chó cái.
Không nên cho chó cái sinh sản trong lần động dục đầu tiên hay thứ hai. Bởi trứng chưa đủ trưởng thành. Tốt nhất nên cho chó cái sinh sản ở lần động dục thứ ba hoặc sau đó. Khi chó ở khoảng 1.5 ? 2 tuổi và đảm bảo điều kiện sức khỏe.
⚠️Giải đáp những câu hỏi thường gặp
Hỏi: Chó cái có kinh nguyệt bao nhiêu lần trong một năm?
Trả lời: Chu kỳ kinh nguyệt của chó cái thường xảy ra 1-2 lần trong một năm, tương ứng với chu kỳ động dục. Tuy nhiên, tuỳ vào giống chó, cân nặng, chế độ chăm sóc và các yếu tố khác mà thời gian và tần suất của chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi.
Hỏi: Chó cái triệt sản có kinh nguyệt không?
Trả lời: Chó cái triệt sản rồi có thể vẫn có kinh nguyệt, nhưng không phải ở tất cả các trường hợp. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chó cái triệt sản có kinh nguyệt hay không, như sau:
Phương pháp triệt sản: Có hai phương pháp triệt sản cho chó cái là phẫu thuật và thuốc. Phẫu thuật triệt sản là cách thường được sử dụng nhất, bằng cách cắt bỏ buồng trứng và tử cung của chó cái. Phương pháp này sẽ ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện của kinh nguyệt và các biểu hiện liên quan đến chu kỳ động dục. Thuốc triệt sản là cách ít được sử dụng hơn, bằng cách tiêm hoặc uống các loại thuốc có chứa hormone để ức chế quá trình rụng trứng và ngăn chặn sự thụ tinh. Phương pháp này không hoàn toàn loại bỏ được kinh nguyệt và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như nhiễm trùng tử cung, ung thư vú hay béo phì.
Thời điểm triệt sản: Thời điểm triệt sản cũng có ảnh hưởng đến việc chó cái có kinh nguyệt hay không. Nếu triệt sản cho chó cái trước khi chúng có lần động dục đầu tiên (khoảng 6-10 tháng tuổi), thì khả năng chúng sẽ không có kinh nguyệt là rất cao. Nếu triệt sản cho chó cái sau khi chúng đã có ít nhất một lần động dục, thì khả năng chúng sẽ vẫn có kinh nguyệt là có thể xảy ra. Nếu triệt sản cho chó cái trong khi chúng đang có kinh nguyệt, thì khả năng chúng sẽ tiếp tục có kinh nguyệt trong một thời gian ngắn sau đó là rất cao.
Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của chó cái cũng có thể ảnh hưởng đến việc chúng có kinh nguyệt hay không sau khi triệt sản. Một số bệnh lý như u buồng trứng, u nang buồng trứng, u tử cung hay nhiễm trùng tử cung có thể gây ra hiện tượng máu âm đạo ở chó cái đã triệt sản. Đây không phải là kinh nguyệt mà là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời.
Hỏi: Cách chăm sóc chó cái trong chu kỳ kinh nguyệt thế nào?
Trả lời: Cách chăm sóc cho chó cái trong chu kỳ kinh nguyệt là một vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe, sinh sản và phúc lợi của thú cưng.
Hãy giữ vệ sinh cho chó cái. Bạn nên lau sạch vùng sinh dục của chó cái bằng khăn giấy hoặc khăn ẩm mỗi ngày để tránh nhiễm trùng. Bạn cũng nên mặc tã bỉm cho chó cái để giữ sạch nhà cửa và tránh cho chó liếm vùng sinh dục.
Hạn chế cho chó cái tiếp xúc với chó đực. Nếu bạn không muốn cho chó cái mang thai, bạn nên tránh cho chúng tiếp xúc với chó đực trong khoảng 3-4 tuần kể từ khi bắt đầu có kinh. Bạn nên giữ chó cái trong nhà hoặc trong chuồng và không để cho chúng ra ngoài khi không có người theo dõi.
Theo dõi sức khỏe và tình trạng của chó cái. Bạn nên kiểm tra thường xuyên vùng sinh dục của chó cái để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sưng viêm, mủ, mùi hôi hay máu ra quá nhiều. Bạn cũng nên theo dõi tâm trạng và hành vi của chó cái để biết được khi nào chúng sẵn sàng giao phối hoặc có thai. Bạn cũng nên đưa chó cái đi khám định kỳ và tiêm phòng các bệnh nguy hiểm.
Cung cấp dinh dưỡng và nước cho chó cái. Bạn nên cho chó cái ăn uống đầy đủ và cân bằng, không quá béo hay quá gầy. Bạn cũng nên cung cấp đủ nước sạch cho chó cái để duy trì sự ổn định của hệ thống tuần hoàn và tiêu hóa.
Hỏi: Chó có kinh có nên tắm không?
Trả lời: Một số người cho rằng chó có kinh không nên tắm vì điều đó có thể làm cho chúng bị cảm lạnh, nhiễm trùng hoặc mất cân bằng hormone. Họ cho rằng chỉ nên lau sạch vùng sinh dục của chó bằng khăn giấy hoặc khăn ẩm và mặc tã cho chó để giữ sạch nhà cửa và tránh cho chó liếm vùng sinh dục.
Tuy nhiên, một số người khác cũng cho rằng chó có kinh vẫn có thể tắm bình thường nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Họ cho rằng việc tắm sẽ giúp chó cảm thấy thoải mái, sạch sẽ và khử mùi hôi. Họ cho rằng nên chọn những loại dầu gội phù hợp với da và lông của chó, không chứa các chất hóa học hay xà phòng quá mạnh. Họ cũng cho rằng nên tắm cho chó ở nơi ấm áp, không có gió và sấy khô lông ngay sau khi tắm . Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định có nên tắm cho chó có kinh hay không. Bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và phản ứng của chó để điều chỉnh phương pháp chăm sóc phù hợp.
Hỏi: Chó cái có kinh có bỏ ăn không?
Trả lời: Chó cái có kinh có thể bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường vì điều đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có sự thay đổi hormone. Việc này không quá nghiêm trọng và sẽ trở lại bình thường sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Cung cấp cho chó cái ăn uống đầy đủ và cân bằng, không quá béo hay quá gầy. Cấp đủ nước sạch cho chó cái để duy trì sự ổn định của hệ thống tuần hoàn và tiêu hóa. Kiểm tra thường xuyên tình trạng ăn uống của chó cái để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Hỏi: Chu kỳ kinh nguyệt của chó Poodle có khác gì các giống khác không?
Trả lời: Chu kỳ kinh nguyệt của chó Poodle có thể khác một chút so với các giống chó khác, nhưng không quá nhiều. Thời gian bắt đầu có kinh nguyệt của Chó poodle thường bắt đầu có kinh nguyệt từ 6-10 tháng tuổi, tương tự như các giống chó nhỏ khác. Tuy nhiên, tuỳ vào từng cá thể, thời gian này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Tần suất và thời lượng của chu kỳ kinh nguyệt chó poodle thường có kinh nguyệt 1-2 lần trong một năm, tương ứng với chu kỳ động dục. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 3 tuần.Tuy nhiên, tuỳ vào cân nặng, chế độ chăm sóc và các yếu tố khác mà tần suất và thời lượng của chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi.
Discussion about this post